Nữ sinh lớp 8 đạt TOEFL iBT 114/120

Dù mới là học sinh lớp 8 trường chuyên Hà Nội – Amsterdam nhưng Hoàng Nguyễn Minh Phương đã đạt điểm TOEFL iBT 114/120, trong đó có 3 điểm tuyệt đối 30/30 ở các kỹ năng nghe, đọc và viết.

Minh Phương cho biết, kỳ thi diễn ra vào ngày 10/7. Ban đầu, viết là phần thi khó nhất với em vì phần này đòi hỏi khả năng tư duy ý tưởng nhanh trong thời gian ngắn để đồng ý hoặc phản đối một quan điểm cho trước. Phần thi cũng đòi hỏi vốn từ vựng học thuật và khả năng diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ.

[Caption]

Hoàng Nguyễn Minh Phương.

“Bài thi TOEFL kéo dài 4 tiếng và chỉ được nghỉ 10 phút giữa giờ. Trước khi thi, em không kỳ vọng đạt được điểm cao mà chỉ xác định sẽ làm bài tốt nhất với khả năng. Em đã rất ngạc nhiên và cũng rất vui khi biết điểm. Em cảm thấy điểm số này xứng đáng với công sức bỏ ra trong quá trình học tiếng Anh”, Phương chia sẻ.

Nữ sinh cho biết may mắn được bố mẹ định hướng cho học tiếng Anh từ năm 6 tuổi. Mặc dù cả bố và mẹ đều không giỏi tiếng Anh nhưng bố rất hay mua nhiều truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn bằng tiếng Anh cho em đọc, còn mẹ lại giúp em rèn kỷ luật học tập hệ thống và khoa học.

“Để chuẩn bị cho kỳ thi TOEFL iBT, em đã lên kế hoạch ôn luyện rất nhiều đề thi cũ, mỗi lần luyện một đề là một cơ hội để em hoàn thiện khả năng tiếng Anh, rèn sự tập trung và sự duy trì tâm lý bình tĩnh. Anh trai luôn nhắc em rằng bí quyết của học giỏi là chăm học. Do đó em luôn cố gắng chăm chỉ và phấn đấu hết khả năng”, Phương nói.

Không chỉ giỏi tiếng Anh, Minh Phương còn có bảng thành tích đáng nể tại các cuộc thi Toán quốc tế. Em lần lượt sở hữu một huy chương vàng và một huy chương bạc tại hai cuộc thi Toán học trẻ quốc tế (IMC) năm 2014, 2015 ở Hàn Quốc và Trung Quốc. Phương còn vô địch toàn trường Hà Nội – Amsterdam trong cuộc thi Toán học Mỹ (AMC) năm 2015, là á khoa cuộc thi Olympic Toán Singapore và châu Á (SASMO) năm 2016…

nu-sinh-lop-8-dat-toefl-ibt-114-120-1

Hoàng Nguyễn Minh Phương và anh trai Hoàng Minh Tuệ tại Philippines.

Tính cả những giải thưởng tại các cuộc thi trong nước, tổng số huy chương và thành tích của em về bộ môn Toán đã nằm ở con số 10. Không chỉ vậy, Phương còn rất năng động, tham gia biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ cho đoàn Việt Nam khi giao lưu với các đoàn thi Toán Quốc tế, làm MC cho chương trình Bảo vệ Môi trường của Đại sứ quán Mỹ và tổ chức One More Generation…

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình công chức, có anh trai là Hoàng Minh Tuệ – người từng đạt nhiều huy chương ở các cuộc thi Toán và tiếng Anh, Minh Phương tâm sự, mong muốn của em là liên tục cố gắng để không phụ lòng gia đình và tiếp tục hướng tới đạt các thành tích xứng đáng trong tương lai.

TOEFL iBT là bài thi được thiết kế và phát triển bởi ETS – Educational Testing Service (Viện Khảo thí Giáo dục Mỹ). Bài thi nhằm đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh một cách toàn diện ở 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết trong môi trường học thuật. Hơn 9.000 trường đại học, cao đẳng và các tổ chức tại 130 quốc gia chấp nhận điểm thi TOEFL iBT. Điểm số TOEFL iBT cao là tấm hộ chiếu quý giá mở ra cơ hội học tập và làm việc tại các quốc gia phát triển trên thế giới.

Thịnh Nguyễn ( Sưu tầm)

Nguồn: http://vnexpress.net/

Với các gói học bổng từ thời sinh viên đến sau đại học, Lê Thị Thu Vân (25 tuổi) đã trải nghiệm cuộc sống, học tập ở 11 quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Italy, Hà Lan.

Lê Thị Thu Vân vốn là học sinh trường cấp 3 Nguyễn Tất Thành của Đại học Quốc gia Hà Nội. Bố mẹ là kỹ sư, bản thân có năng khiếu học Toán, Vật lý, nhưng Vân lại chọn theo ngành xã hội ở đại học. Cô lý giải muốn tìm hiểu thế giới một cách tổng thể trên nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội… và khát vọng du học để trải nghiệm những điều mới mẻ nên chọn học khoa Quốc tế học của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội (khoá 2008-2012).

Le-Thi-Thu-Van-4243-1449839066

Lê Thị Thu Vân – nữ sinh Việt đã chu du 11 quốc gia nhờ giành được nhiều học bổng.

Xác định rõ mục tiêu của bản thân, từ năm nhất đại học, Vân đã tích cực bồi đắp những kỹ năng cần thiết cho việc xin học bổng như: tham gia hoạt động xã hội, lấy chứng chỉ IELTS, rèn khả năng lãnh đạo… “Em cố gắng không bỏ lỡ cơ hội nào được giao lưu với người nước ngoài và đã tham gia nhiều hoạt động với học sinh, sinh viên các trường như: Đại học Princeton (Mỹ), Raffles College (Singapore) hay mạng lưới đại học của Đông Nam Á. Em cũng giúp đỡ dịch thuật, làm hướng dẫn viên”, cô nàng yêu thích cuộc sống năng động kể.

Năm 2009-2010, Vân được Hội Sinh viên Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Đại học Quốc gia Hà Nội tặng giấy khen vì những đóng góp tích cực trong công tác đoàn hội, tình nguyện. Cô sau đó trở thành Ủy viên Ban thư ký Hội Sinh viên Việt Nam, Phó chủ tịch Hội Sinh viên khoa Quốc tế.

Cùng kết quả học tập đạt 3,4/4 điểm trung bình học kỳ, có chứng chỉ tiếng Anh IELTS và khả năng trình diễn, nấu ăn tốt, Vân được chọn là một trong 5 đại diện của Việt Nam tham gia chương trình trao đổi văn hóa Mạng lưới đại học ASEAN-AUN Asian Cross Cultural Exploration Program 2011 tại Busan, Hàn Quốc. Cũng trong năm học đó, cô nhận được học bổng tới Đại học nữ sinh Fukuoka (Nhật Bản) nghiên cứu một năm theo chương trình trao đổi văn hóa The World of Japanese Culture.

du-hoc-sinh-4672-1449839067

Lê Thị Thu Vân tại lễ tốt nghiệp trường nữ sinh Fukuoka (Nhật Bản)

Rời Nhật Bản với kết quả học tập đạt loại A, Vân bắt tay luôn vào hoàn thành chuyên ngành học nghiên cứu châu Âu ở Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và kết quả đạt 3,63/4. Cô sau đó có bài báo khoa học viết cùng cố TSKH Lương Văn Kế, được tham dự hội thảo việc làm tại Singapore.

“Cơn mưa rào” học bổng tiếp tục đến với Thu Vân khi năm 2013-2014 cô là sinh viên duy nhất nhận được học bổng Chính phủ Nhật Bản MEXT cho chương trình thạc sĩ tại Đại học Kyushu. Gói hỗ trợ của nữ sinh Việt Nam là toàn bộ học phí – khoảng 7.000 USD/năm và phí sinh hoạt 1.200 USD cho 12 tháng. Năm 2014-2015, Vân tiếp tục được trao học bổng trọn gói quỹ Tatsunoko (Nhật Bản), cung cấp sinh hoạt phí khoảng 1.000 USD cho 12 tháng và đài thọ tham quan, đi lại, họp báo đến các địa điểm tại Nhật cùng các khoản khác khoảng 5.000-10.000 USD/năm. Hai học bổng này chi trả cho quá trình học thạc sĩ 2 năm của Vân.

Ngoài ra, Vân còn nhận được học bổng hỗ trợ hoạt động học thuật thuộc chương trình CSPA cho báo cáo khoa học tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Phillipines của Đại học Quốc gia Kyushu khoá 2013-2015; học bổng từ Viện Liên minh châu Âu tại Nhật Bản – EUIJ cho hoạt động học thuật tại các nước EU năm 2014.

Với những gói hỗ trợ này, nữ sinh người Việt đã được trải nghiệm ở 11 quốc gia như: Pháp, Italy, Séc, Hà Lan, Nhật Bản, Malaysia… “Em không chỉ du lịch mà còn được tiếp xúc với những học giả, các nhân vật lớn, những người có kiến thức sâu rộng, khả năng mở mang và cho mình cái nhìn toàn cảnh về văn hoá, xã hội”, cô nàng chuyên săn học bổng nói.

Nữ sinh người Việt cho biết, dù có thiên hướng xã hội nhưng thích tư duy logic và thấy được tầm quan trọng của việc hiểu biết luật pháp nên ở Đại học Kyushu cô đã theo học thạc sĩ tại khoa Luật. Không bỏ phí những gì mình trau dồi được ở thời sinh viên, Vân dành thời gian để lấy thêm chứng chỉ về nghiên cứu châu Âu của Viện Nghiên cứu châu Âu EUIJ.

Quá trình học tại Nhật, Vân gặp khó khăn lớn nhất là các giáo sư luôn đòi hỏi sự chính xác cao, cả về nội dung, hình thức và đi sâu từ vấn đề lớn cho đến tiểu tiết. Rất nhiều đêm cô đã không ngủ để sửa bài cho chính xác từng câu chữ, trình bày chuẩn format. Vân và các bạn ngày học nhóm ở thư viện, tối lại về làm tiếp ở nhà một ai đó đến khuya hoặc ăn ngủ luôn tại đó.

“Có những sinh viên làm việc cật lực đến nỗi đã đi từ ký túc đến trường nộp bài với đầu tóc rối bù, chân quên mang giày. Trong các buổi báo cáo, chuyện sinh viên mắt thâm quầng hoặc phát khóc vì đã rất cố gắng mà chưa đạt yêu cầu và bị chất vấn quá căng, là rất bình thường”, Vân kể. Bản thân cô từng stress đến rụng tóc, lông mi thưa đi khiến bạn bè lo ngại, bắt uống thuốc bổ để hồi phục.

nu-sinh-viet-chu-du-11-nuoc-7100-1449839067.jpg

Lê Thị Thu Vân cùng các thành viên quỹ học bổng Tatsunoko Tokyo (Nhật Bản)

Là người trực tiếp giảng dạy Lê Thị Thu Vân tại khoa Luật (Đại học Quốc gia Kyushu, Nhật Bản), ông Hong Pyo Lee cho biết, cực kỳ thích thú khi làm việc với nữ sinh này. Vị giảng viên ấn tượng với những ý tưởng, suy nghĩ mới, sự tò mò mang tính trí tuệ và tính nghiêm túc trong các mục tiêu của nữ sinh Việt Nam.

“Điều cuốn hút đặc biệt ở cô ấy là tài năng cá nhân phong phú. Vân có thể hát, múa và nấu ăn. Điều này cùng với sự quảng giao khiến Vân trở thành một trong những phụ nữ trẻ Đông Nam Á quyến rũ nhất đến nghiên cứu, học tập tại Đại học Kyushu. Vân xứng đáng nhận lời cầu chúc của tôi cho một sự nghiệp lẫy lừng trong tương lai và tôi chắc chắn rằng cô ấy có tiềm năng trở thành một trong những người phụ nữ thành công nhất với sự nghiệp cống hiến cho lợi ích của Việt Nam và lợi ích cộng đồng sau này”, thầy Hong Pyo Lee nói.

Dù đã có học bổng toàn phần song vì muốn học cách độc lập tài chính và để “chiều” sở thích du lịch, kinh doanh, Vân đã làm thêm nhiều công việc. Cô dạy tiếng Anh giao tiếp cho người bản địa, hướng dẫn viên cho các đoàn chính khách, khách du lịch Việt Nam sang Nhật Bản, MC và lễ tân cho hầu hết sự kiện của Tổng lãnh sự quán và Hội sinh viên Việt Nam… Các công việc này cùng với học bổng có thể mang đến cho Vân khoảng 1.400-1.900 USD/tháng, giúp nữ sinh thoải mái chi tiêu, thoả mãn đam mê du lịch và phụ giúp thêm cho gia đình.

Tháng 9 vừa qua, Vân đã hoàn thành khoá học thạc sĩ với 9/10 môn đạt điểm A, đồng thời lấy được chứng chỉ loại ưu về nghiên cứu châu Âu (tháng 11). Sau khi thực tập, cô mong muốn tìm được công việc tốt ở tổ chức quốc tế hay cơ quan truyền thông, giúp cô tích lũy được kinh nghiệm, mối quan hệ và khả năng tài chính để thực hiện ước mơ thành lập quỹ học bổng giúp đỡ các bạn trẻ.

==> Được sưu tầm bởi trung tâm tiếng anh Newsky – Newsky.edu.vn

10 tố chất của người có triển vọng thăng tiến nhanh

Theo các chuyên gia, thăng tiến trong nghề nghiệp không phải là một quá trình “tự động” theo kiểu “đến hẹn lại lên”, nhất là trong những môi trường làm việc cạnh tranh.

Những nhân viên không làm gì mà chỉ ngồi chờ cơ hội đến thường sẽ trở nên thất vọng và mệt mỏi. Ngược lại, những nhân viên chủ động tìm kiếm và nắm bắt các cơ hội thường sẽ “may mắn” hơn những nhân viên khác.

Susan Patel – Phó chủ tịch phụ trách tiếp thị của When I Work (công ty phát triển các ứng dụng quản lý thời gian sử dụng trên điện thoại thông minh) cho rằng, những người có nhiều triển vọng thăng tiến trong nghề nghiệp thường có chung những đặc điểm sau.

  1. Sẵn sàng đón nhận thách thức

Có khá nhiều nhân viên khi đối diện trước các dự án mất nhiều thời gian hoặc các nhiệm vụ kéo dài thường tìm cách thoái thác trách nhiệm hoặc “giao phó” chúng cho những người khác.

Những nhân viên có triển vọng thăng tiến cao thường không né tránh khó khăn, thử thách. Họ xem những thời điểm như thế, từ việc tham gia vào một dự án mới, làm việc với một vị sếp mới cho đến việc chuyển văn phòng đến một địa điểm mới… đều là các cơ hội để học hỏi và phát triển.

2. Xem thất bại là cơ hội

Những người có trình độ chuyên môn càng cao thường càng khó chấp nhận thất bại. Khi gặp thất bại, họ cảm thấy mình có lỗi với bản thân và đồng nghiệp.

Tuy nhiên, những người có triển vọng thăng tiến cao lại xem thất bại là những cơ hội. Thay vì đổ lỗi cho bản thân hoặc người khác, họ tìm cách học hỏi từ chính những trải nghiệm của mình và tập trung vào việc hướng đến những kết quả tốt đẹp hơn trong tương lai.

3. Tự tin

Những nhân viên thăng tiến nhanh trong nghề nghiệp luôn tự tin vào bản thân, công việc và kế hoạch nghề nghiệp của họ. Sự tự tin ấy giúp họ có được niềm tin từ người khác và được người khác xem như những nhà lãnh đạo tương lai.

Patel cho rằng ngay cả những người vốn rụt rè, nhút nhát vẫn có thể học cách thay đổi bản thân để trở thành một người tự tin bằng cách thay đổi hình ảnh, cách giao tiếp của mình.

4. Lạc quan

Không ai thích làm việc với những đồng nghiệp thường xuyên than phiền và nhìn mọi việc với con mắt tiêu cực. Những người thăng tiến nhanh là những người rất lạc quan, luôn nhìn thấy giải pháp chứ không phải các vấn đề. Thay vì thừa nhận khó khăn, họ tìm cách khắc phục khó khăn.

Patel khuyên nhân viên nên thực hành để trở thành một người lạc quan bằng cách viết ra 3 – 5 điểm mà mình cảm thấy biết ơn mỗi ngày. Học suy nghĩ một cách lạc quan và tích cực sẽ giúp nhân viên có được những thành tích tốt trong công việc.

5. Sẵn sàng lắng nghe phản hồi

Những nhân viên đạt được tiến bộ nhanh trong nghề nghiệp thường sẵn sàng lắng nghe phản hồi, góp ý của cấp trên và đồng nghiệp. Từ đó, họ rút ra các bài học và thực hiện các thay đổi để cải thiện công việc.

Patel khuyên nhân viên không nên xem phản hồi của mọi người xung quanh là những lời chỉ trích mà là những đóng góp có tính xây dựng. Khi nhận được phản hồi của người khác, nên đáp lại bằng những câu như: “Tôi rất cảm ơn góp ý của anh và muốn dành một ít thời gian để xem xét vấn đề này cùng với anh. Chúng ta có thể trao đổi với nhau trong một giờ không?”.

6. Tìm người hướng dẫn

Những nhân viên có triển vọng thăng tiến nhanh thường tìm những người mà họ có thể học hỏi từ đó. Họ luôn muốn làm việc cùng với những nhà quản lý hay lãnh đạo sẵn sàng ủng hộ họ và chỉ ra cho họ các cơ hội tiềm năng hay giao phó cho họ nhiệm vụ mới.

Patel khuyên nhân viên nên thể hiện sự tôn trọng với một số nhà quản lý cấp cao, thể hiện mong muốn được học hỏi và giúp đỡ họ trong công việc.

7. Linh hoạt

Những người có triển vọng thăng tiến nhanh thường rất linh hoạt trong thời gian làm việc. Họ sẵn sàng làm nhiều thời gian hơn bình thường để hoàn thành một dự án hoặc để theo đuổi các cơ hội mới. Họ cũng rất dễ dàng thích nghi với các thay đổi trong công việc.

8. Tập trung vào kết quả

Trong công việc, những người thăng tiến nhanh trong nghề nghiệp không đặt nặng vấn đề một nhiệm vụ nào đó là công việc của ai mà nhiệm vụ ấy có được hoàn thành hay không.

Họ chú trọng vào các kết quả thay vì mất thời gian cho việc đổ lỗi lẫn nhau hay đùn đẩy trách nhiệm. Họ cũng sẵn sàng tham gia vào mọi việc để công việc được hoàn tất.

9. Thể hiện tinh thần cầu tiến

Đôi khi, sự khác biệt giữa một nhân viên được thăng chức và một nhân viên không được thăng chức nằm ở chỗ nhân viên được thăng chức biết cách thể hiện mong muốn được phát triển nghề nghiệp, tinh thần sẵn sàng gánh vác thêm trách nhiệm, đón nhận thêm thách thức và chứng minh với cấp trên rằng họ hoàn toàn có đủ năng lực để đảm nhận chức vụ cao hơn.

10. Kỹ năng thương lượng tốt

Làm hài lòng tất cả mọi người là một việc rất khó. Những người có khả năng thăng tiến nhanh trong nghề nghiệp thường là những nhân viên biết cách giúp đỡ những người khác và làm cho họ cảm thấy tự hào về những điểm mạnh của mình cũng như vui mừng với những kết quả chung mà nhóm đạt được.

Theo Đông Dương-DNSG

Trung Tâm Tiếng Anh uy tín NewSky sưu tầm

Bí quyết học tiếng Anh của quán quân olympic tiếng Anh THCS

Nguyễn Hoàng Như Anh không chỉ được biết đến như thí sinh đoạt giải Nhất cuộc thi Olympic  Tiếng Anh THCS dành cho học sinh Hà Nội mà còn là người thi đỗ cả 3 trường chuyên đỉnh về tiếng Anh: THPT Hà Nội – Amsterdam, Chuyên ngữ ĐHQG và Chuyên ngữ ĐH Sư phạm Hà Nội.

Giờ đây đang là học sinh chuyên Anh của trường Hà Nội – Amsterdam, Như Anh sẽ tiết lộ những bí quyết đã giúp cô bạn học “siêu” môn ngoại ngữ này. Những chia sẻ này đặc biệt hữu ích với những học sinh đang có ý định thi lên cấp 3 chuyên chọn.

Phải luôn có ý thức tự trau dồi

Bạn không thể nào dựa vào mỗi lượng kiến thức trong sách giáo khoa để đi thi tiếng Anh chuyên được. Cần phải tự có ý thức trau dồi kiến thức, thông tin, các vấn đề xã hội qua báo, đài bằng tiếng Anh để vừa học thêm từ, cấu trúc câu, luyện nghe, vừa có thông tin để làm các bài luận theo yêu cầu của đề thi.

 

Mọi kĩ năng đều quan trọng như nhau

Nhiều bạn muốn thi chuyên nhưng lại nghiêng hẳn sang học giao tiếp ở các trung tâm mà không biết rằng, với đa số đề thi, phần ngữ pháp là phần chiếm nhiều điểm nhất. Nhưng các kĩ năng như nghe nói đọc viết lại rất cần thiết, đặc biệt với các bạn định đi du học. Tốt nhất là phải phân bổ thời gian hợp lí để cân bằng và hoàn thiện cả hai yếu tố này.

Tạo hứng thú với tiếng Anh

Không thể học giỏi tiếng Anh nếu bạn chỉ chăm chăm học để thi cử. Bạn phải có hứng thú với nó, đam mê nó, có thể qua âm nhạc, phim ảnh… Từ đó, tiếng Anh trở thành môn bạn MUỐN học chứ không phải là PHẢI học.

Xác định rõ chiến lược thi phù hợp với từng trường

Để thi chuyên đạt kết quả tốt nhất, cần hiểu được cách ra đề của các trường khác nhau để đặt ra cách học và nội dung ôn tập riêng.

Chẳng hạn, đối với các trường chuyên thuộc khối đại học như Chuyên Sư phạm hay Chuyên Ngoại ngữ, cần tập trung ôn Văn và Toán nhiều hơn. Còn với các trường chuyên thuộc Sở như Hà Nội – Amsterdam hay Chu Văn An, bạn sẽ cần tập trung vào môn chuyên vì đề tiếng Anh của Sở đòi hỏi cao hơn các trường kia.

Chọn đúng lớp luyện thi phù hợp

Không phải lớp luyện thi nào cũng giống nhau, cũng như đa phần các giáo viên tiếng Anh đều giỏi nhưng không phải ai cũng có cách dạy phù hợp với cách học của mình. Nếu bạn chọn được lớp có giáo viên khiến mình hứng thú với việc học tiếng Anh, luôn cảm thấy hào hứng trước mỗi buổi học, có nghĩa là bạn đã chọn đúng. Ngoài ra, một lớp luyện thi có qui mô nhỏ, nơi giáo viên có điều kiện quan tâm tới từng học sinh, có thể giải đáp những thắc mắc của học sinh cũng là một lựa chọn tốt.

Học tiếng Anh cần cả quá trình dài

Cách duy nhất là học hằng ngày. Bạn không thể nhồi nhét một ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ vào đầu trong vòng vài tuần trước khi thi mà mong có kết quả. Học tiếng Anh là một quá trình ngấm dần và rèn luyện nó mỗi ngày để nó thật sự trở thành ngôn ngữ của mình. Lúc đó bạn có thể chủ động được trong việc sử dụng nó phục vụ cho thi cử hoặc giao tiếp.

Theo Saga/ Trí thức trẻ

Bí quyết thi IELTS 8.0 của chàng trai mê ẩm thực

Võ Phương Tú tự rèn cho mình thói quen tư duy bằng tiếng Anh và dành phần lớn thời gian trong ngày để tiếp xúc với ngoại ngữ.

Võ Phương Tú  có điểm thi IELTS cao. Đây cũng là kết quả không dễ đạt được với những ai mong muốn có chứng chỉ IELTS để đi du học, xin học bổng hay làm ở các công ty đa quốc gia…

Hiện chàng trai 9X này tìm học bổng Thạc sĩ tại Australia để đi theo con đường giảng dạy. Do đam mê nấu nướng từ nhỏ nên anh cũng cân nhắc khả năng sẽ theo học tại Học viện ẩm thực Australia để trở thành một đầu bếp thực thụ.

Tu.jpg

Sau 8 tháng luyện thi IELTS, Võ Phương Tú (sinh năm 1991) đạt kết quả 8.0 trong đợt thi IELTS ngày 25/4. Trong đó, kỹ năng nói Tú đạt 8.0

Nói về kết quả ấn tượng trên, Tú chia sẻ bí quyết luyện thi của mình với từng kỹ năng cụ thể.

Writing

Phần thi này chỉ có 60 phút với 2 bài viết, đòi hỏi viết đúng cấu trúc, có câu chủ đề, dẫn nhập cho từng đoạn, diễn giải mạch lạc, rõ ràng. Thí sinh cần có văn phong tốt và vốn kiến thức phong phú để có thể bình luận, phân tích về bất cứ chủ đề nào trong bài thi.

Điều quan trọng không kém là vốn từ, đặc biệt là cách sử dụng từ đồng nghĩa để bài viết không đơn điệu. Ví dụ: khi học từ big, Tú sẽ liên tưởng, tìm thêm một loạt từ có nghĩa tương đồng như massive, colossal, huge, great, titanic, gigantic, giant, enormous. Việc “học một từ nắm nhiều từ” giúp người học hứng thú, nhớ lâu và yêu thích tiếng Anh hơn.

Reading

Thông thường sẽ có 3 bài reading, mức độ từ dễ đến khó. Thí sinh nên làm 2 phần đầu trước để nắm trọn số điểm, còn dư thời gian mới hoàn thành phần khó nhất của đề thi.

Tương tự writing, cái khó nhất trong phần reading là bạn phải có kiến thức rộng ở nhiều lĩnh vực. Bài thi của Tú nói về ngọn đuốc Olympic qua thời gian, bàn luận về phương pháp diễn dịch, quy nạp. Giải pháp cho tình huống này là đoán từ để nắm nội dung chính của bài, sau đó là đoán chữ. Những ai giàu vốn từ vựng sẽ có lợi thế trong trường hợp này. Ví dụ như: gặp từ acupucture, tuy không biết nghĩa chính xác nhưng nếu biết puncturecó nghĩa là đâm, có thể suy luận acupucture là châm cứu.

Khi làm phần reading, các thí sinh thường tìm ngay keyword của câu hỏi rồi đối chiếu lên đoạn văn để tìm đáp án. Nếu như vậy thì bạn chỉ đang đọc từ, đọc câu hỏi, chứ chưa nắm tổng thể nội dung bài viết. Tú làm ngược lại, dù không biết nghĩa nhiều từ nhưng nhờ suy luận, đoán từ mà Tú vẫn nắm được đại ý của bài và vượt qua các câu trả lời mang tính gài bẫy.

Listening

Phần thi này gồm các bài nhỏ với độ khó tăng dần. Trong đó, khoảng một nửa là kiến thức mang tính học thuật.

Kỹ năng nghe tốt là yêu cầu bắt buộc, nhưng không thể chỉ hình thành trong một vài khóa học. Tú đã luyện nghe 7 năm qua và điều này giúp Tú có điểm nghe ngoài mong đợi.

Ngoài việc luyện nghe cách phát âm, thí sinh cần có vốn từ phong phú, hiểu ngữ cảnh vì rất nhiều từ có cách phát âm như nhau nhưng nghĩa không giống nhau. Khi nghe, bạn cần tập trung cao độ, vì nhiều bài nghe có nội dung đánh lạc hướng hoặc sử dụng từ đồng nghĩa để đánh lừa người nghe. Ví dụ: increasego up đồng nghĩa, nhưng đoạn hội thoại dùng chữgo up nhưng đáp án trả lời lại dùng increase.

Ngoài ra, mỗi ngày Tú đều luyện nghe, nói tiếng Anh qua các bản nhạc, bộ phim, trò chơi… để nâng cao khả năng của mình.

Speaking

Trong cuộc thi IELST, Tú đạt điểm kỹ năng nói tốt nhất trong số các thí sinh dự thi. Từng đoạt giải quán quân cuộc thi hùng biện tiếng Anh ở Đại học Công nghệ TP HCM nên Tú rất bình tĩnh, tự tin khi đối diện với giám khảo.

Ngoài ra, khả năng nói tốt phụ thuộc rất lớn vào kỹ năng nghe. Hay nói khác đi, nói là lặp lại những gì đã nghe và luyện khẩu hình, chất giọng cho giống với người bản ngữ. Tuy nhiên, trong kỳ thi IELTS, phần speaking không phải kiểu nói chuyện giao tiếp thông thường mà phải trình bày, diễn giải một cách khoa học, có lý lẽ về một vấn đề cụ thể mà Ban giám khảo đưa ra.

Cách nói chuyện phải thật tự nhiên, sử dụng thành ngữ phù hợp hoàn cảnh cũng góp phần ghi điểm trong mắt ban giám khảo.

Giám khảo sẽ đặt câu hỏi cho mình, thường họ nói rất nhanh. Thí sinh cần tập luyện tư duy tiếng Anh để có thể phản xạ kịp thời.

Mai Thương

Trung Tâm tiếng Anh uy tín Newsky sưu tầm.

Bé gái 6 tuổi đoạt 4 chứng chỉ quốc tế

Bé Trần Nguyễn Nam Phương vừa trở thành thí sinh nhỏ tuối nhất Việt Nam đạt kết quả cao trong cuộc thi Key English Test (KET) với số điểm đáng nể – 83/100. Ngoài ra, cô bé 6 tuổi này còn sở hữu 3 chứng chỉ quốc tế khác.

Chúng tôi tìm đến nhà của bé Nam Phương (SN 2003, ngụ tại phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) trong một con hẻm trên đường 30/4. Đó là một căn nhà nhỏ, bên trong có rất nhiều máy vi tính. Anh Trần Văn Thện (cha của bé Phương) cho biết gia đình anh kinh doanh dịch vụ internet.

3 tuổi đã vào trường học tiếng Anh 

Trần Nguyễn Nam Phương nhận học bổng tiếng Anh trọn đời 125.000.000

Hỏi về bé Nam Phương, anh Thện cho biết, khi bé 2 tuổi, gia đình thấy bé có năng khiếu ngôn ngữ đặc biệt nên đã dạy cho bé học từ vựng tiếng anh. Vốn từ của bé Phương khi đó được khoảng 100 từ và đặc biệt là bé có trí nhớ rất tốt.

Sau đó, gia đình cho bé đến các trung tâm ngoại ngữ để học nhưng các trung tâm đều không nhận vì sợ Nam Phương còn quá nhỏ. Gia đình lại chuyển bé sang trường Cao đẳng Nghề Việt – Mỹ chi nhánh Cần Thơ (VATC).

Chị Nguyễn Thị Kim Thư, mẹ bé Phương, chia sẻ: “Tại đây ban đầu họ cũng không nhận nhưng gia đình thuyết phục họ cứ kiểm tra thử khả năng nói tiếng Anh của bé rồi quyết định nhận hay không cũng được. Sau khi kiểm tra thì khá bất ngờ, Nam Phương đã chứng tỏ mình có khiếu đặc biệt về ngôn ngữ tiếng Anh. Tức thì bé Phương được nhận vào học ngay, khi đó mới 3 tuổi ”.

Chị Kim Thư cho biết, bé học tiếng Anh ở trường, về nhà gia đình lại dạy thêm từ vựng và tiếng cho cháu. Mới 3 tuổi bé đã đọc trruyện bằng tiếng Việt một cách rành rọt. Gia đình lúc nào cũng dạy tiếng Việt và tiếng Anh song song với nhau.

Tháng 7/2008, bé Phương được học bổng toàn phần của trường VATC. Hè năm 2008, mới 4 tuổi Nam Phương đã đoạt giải III cuộc thi thuyết trình tiếng Anh toàn quốc tổ chức tại TPHCM với chủ đề “Mùa hè đáng nhớ”. Hè năm 2009 vừa rồi, Phương đoạt giải I cuộc thi hùng biện tiếng Anh của trường Cao đẳng Nghề Việt – Mỹ chi nhánh Cần Thơ tổ chức.

Cũng từ lúc 4 tuổi, Nam Phương nhận được 3 chứng chỉ tiếng Anh đọc, viết, nghe, nói các cấp Starters (15/15 điểm); chứng chỉ Movers (13/15); chứng chỉ Flyers (13/15).

Vừa qua, Nam Phương được nhận chứng chỉ Key English Test (KET) với số điểm 83/100, phần thưởng là học bổng trọn đời của VATC 125 triệu đồng, 1 máy tính xách tay. Được biết, độ tuổi trung bình để nhận chứng chỉ này trên thế giới là 13 tuổi. Đại diện Trung tâm khảo thí Cambridge đánh giá, đây là một trường hợp đặc biệt ở Việt Nam khi thí sinh đạt chứng chỉ này chỉ mới 6 tuổi.

bộ sưu tập chứng chỉ tiếng Anh của cô bé Nam Phương

Nói về bí quyết học tiếng Anh của Nam Phương, chị Kim Thư cho biết, mỗi ngày chỉ dạy 3 từ vựng, dạy từ mới thì ôn lại từ cũ. Thường bố mẹ chỉ đồ vật trong nhà, hoặc khi ra đường rồi bảo bé nói bằng tiếng Anh. Nói chung tạo mọi điều kiện cho bé nói tiếng Anh ở mọi lúc mọi nơi.

Gia đình đầu tư cho bé rất nhiều từ sách vở, đĩa… để bé có thể tiếp cận từ từ với ngôn ngữ này. Tuy nhiên, theo chị Thư thì vẫn có những khó khăn nhất định như giai đoạn chuyển tiếp từ các cấp độ vì mỗi cấp độ đều có những chương trình khác nhau, do bé còn nhỏ tiếng Việt chưa rành lắm nên khi học song song với tiếng Anh cũng có cái khó.

Ngoài việc biết tiếng Anh, năm 4 tuổi, Nam Phương cũng đã biết sử dụng máy vi tính. Do cha là một giáo viên Tin học kiêm thợ sửa chữa, bảo trì vi tính nên phần nào bé Phương cũng tiếp cận sớm công nghệ thông tin. Hiện giờ bé Phương có thể sử dụng được internet, tra từ điển bằng vi tính, gửi mail…

Ham tìm tòi và những ước mơ cho tương lai

Chị Kim Thư bộc bạch, 10 tháng tuổi Nam Phương đã biết nói và biết đi. Đặc biệt nói câu cú rõ ràng, không đớt từ. Chính điều này phần nào đã bộc lộ được năng khiếu của bé. Nam Phương có khả năng tự học rất nhanh, trước đây gia đình còn dạy bé học từ vựng, tuy nhiên gần đây bé Phương đã có thể tự mình tìm tòi để học cũng như khám phá những cái mới. Khi học hay làm cái gì đó mà chưa có kết quả là bé quyết tìm cho bằng được đáp số mới thôi.

5 tuổi Nam Phương được gia đình cho đi học mẫu giáo ở trường Thần Đồng (quận Ninh Kiều), tại trường bé Phương thường làm MC cho các chương trình văn nghệ. Còn ở VATC thì làm MC cho các chương trình thời trang và đương nhiên dẫn chương trình chỉ bằng tiếng Anh.

Khi chúng tôi hỏi bé thích đi nước nào nhất thì Nam Phương trả lời ngay là thích đi Nhật Bản, vì theo bé Phương muốn qua Nhật để học tiếng Nhật, bé Phương cho rằng tiếng Nhật rất khó. Cũng theo chị Kim Thư, gia đình có mua sách, tranh ảnh liên quan đến Nhật Bản nhưng gia đình không cho bé học nhiều vì sợ bị ảnh hưởng.

Bé Nam Phương cho biết sở thích của mình là nghe đĩa tiếng Anh trước khi ngủ, thích nghe nhạc của Micheal Jacson, thích giao tiếp với người nước ngoài, thích tìm tòi khám phá, viết truyện, vẽ tranh. Bé từng dịch truyện tiếng Việt sang tiếng Anh để gửi tặng thầy cô ở trường VATC Cần Thơ. Nói về ước mơ của mình, Phương cho biết mình muốn làm một phi hành gia, người viết truyện, nghiên cứu khoa học.

bé cùng cha mẹ

Chị Kim Thư bộc bạch, nếu bé đã có khả năng phát triển ngôn ngữ như thế, gia đình cũng sẽ đầu tư đúng hướng để bé phát triển tốt hơn. Tuy nhiên sẽ cho bé đi từng giai đoạn một, không ràng buộc, thúc ép, cứ để từ từ một cách tự nhiên.

Năm học mới này, Nam Phương sẽ vào học lớp 1 của trường Tiểu học Trần Quốc Toản. Nhưng lúc này, bé Phương cũng như những em bé khác, vẫn chạy qua nhà hàng xóm chơi với những bé cùng tuổi và đòi mẹ chiên trứng ăn cơm, món ăn mà bé thích nhất.

Nguồn Dân Trí
Doanhnhansaigon.vn

10 nguyên tắc sống đưa đến thành công

Keith Cameron Smith – tác giả cuốn The top 10 distinctions between winners and whiners (10 điều khác biệt nhất giữa kẻ thắng và người thua) – là một doanh nhân, diễn giả. Ông đã hướng dẫn những nguyên tắc thành công về tài chính cho hàng nghìn cá nhân và doanh nghiệp trên khắp nước Mỹ.

Dưới đây tóm tắt nội dung chính của cuốn sách:

10. Người thắng nhận trách nhiệm, kẻ thua đóng vai nạn nhân

– Người chiến thắng là người có trách nhiệm, nghĩa là bạn làm mọi việc tốt nhất có thể và tin vào kết quả tốt sẽ đến.

Người thua lúc nào cũng ở trạng thái “chuyện gì đến sẽ đến”, thiếu ý thức kiểm soát, có cảm giác lo lắng, sợ hãi.

– Người chiến thắng tin tưởng vào ý tưởng của người khác, họ cần những người đồng hành và làm việc theo tinh thần đồng đội.

Kẻ thua thì ngược lại, luôn để nỗi sợ hãi biến thành sự nghi ngờ, chia rẽ.

– Người chiến thắng luôn lựa chọn quyết định của mình, hoàn cảnh không quyết định lựa chọn của họ.

Người thua luôn nghĩ rằng, những lựa chọn của mình phụ thuộc vào hoàn cảnh, và hoàn cảnh là lỗi của ai đó và để mình vào vai nạn nhân.

– Người chiến thắng khi đối đầu với thất vọng thì khích lệ bản thân và tiếp tục tiến tới.

Người thua thì trái lại, khi đối đầu với thất vọng, họ đỗ lỗi, than phiền, chán nản, phiền muộn.

Vậy, hãy chiến thắng từ trong suy nghĩ của bạn, lựa chọn những suy nghĩ tích cực, đưa ra những quyết định tỉnh táo, chịu trách nhiệm về những quyết định đó. Đừng để người khác kiểm soát suy nghĩ của bạn thay bạn. Chỉ có thành công trong việc kiểm soát suy nghĩ của bản thân, bạn mới có thể thay đổi kết quả.

9. Người thắng có những gì họ muốn, kẻ thua muốn những gì họ không có

– Người thắng thường hiểu rằng mọi thứ đều có cái giá của nó.

Kẻ thua thì muốn thứ gì đó miễn phí.

– Người chiến thắng nhìn vào những người hơn mình và tin rằng “Nếu người khác có thể làm điều đó thì tôi cũng có thể”.

Kẻ thua thì có cảm giác người khác luôn có nhiều hơn và họ được quyền hưởng một ít trong đó.

– Người chiến thắng hiểu rằng, mình có thể học được những thứ gì cần thiết để đạt tới những gì mình khao khát. Họ không lo lắng về những gì người khác nghĩ về mình; chấp nhận sự chỉ trích như một phần của cuộc sống.

Kẻ thua luôn suy nghĩ tiêu cực về bản thân, họ cho rằng mình có quyền chỉ trích những người có thứ mình không có. Họ luôn bận tâm về cái tôi và suy nghĩ của người khác về mình.

– Người chiến thắng biết khi nào cần hành động và khi nào cần buông tay để tăng cường kiến thức về điều họ muốn làm; sẵn sàng trả giá để đạt được nó.

Kẻ thua không thể có những gì họ muốn vì sự dốt nát, thiếu tự trọng, không nhiệt tình, họ buông tay vì sợ hãi, họ không sẵn sàng trả giá cho thành công.

8. Người thắng tìm đường đi, kẻ thua tìm lời bao biện

– Người chiến thắng khi đối mặt với khó khăn vẫn có sự tự tin cần thiết để kiên trì học hỏi thêm những điều mới mẻ, họ tin rằng vẫn tồn tại một con đường nào đó.

Kẻ thua khi đối mặt với khó khăn thì tìm cho mình những lời bao biện, cho rằng vì mọi chuyện trở nên khó khăn, nên họ không thể thành công.

– Người chiến thắng không đánh giá hành động mà chỉ tập trung vào kết quả. Nếu kết quả không mong muốn, họ có tầm nhìn và niềm tin để xác định xem mình muốn trở thành người như thế nào, để tìm ra cách phát triển những gì mình muốn làm, muốn có.

Kẻ thua chỉ nhìn vào hành động của mình, nếu chiến lược sai, họ tìm lời bao biện, vì họ không có tầm nhìn cho việc mình muốn trở thành người như thế nào, và tầm nhìn của họ bị lấp đầy bởi tầm nhìn của người khác.

7. Khi người thắng bước vào, căn phòng rực sáng – Khi kẻ thua bước ra, căn phòng bớt u tối

– Người chiến thắng mang đến sinh lực cho mọi người, vì họ trân trọng cuộc sống. Họ nói về những điều tốt đã diễn ra, đang và sẽ diễn ra. Ngôn từ của họ tô đẹp cuộc sống nên khi họ bước vào căn phòng rực sáng.

Kẻ thua như những con ma cà rồng hút hết sinh lực của mọi người xung quanh, họ luôn than thở, ca cẩm, họ không ý thức được họ đã kêu ca như thế nào. Khi kẻ thua bước ra khỏi căn phòng, căn phòng được sáng lên vì họ đã mang đi những lời ca cẩm.

– Người chiến thắng thu hút những người chiến thắng khác.

Kẻ thua thì nhập bạn với kẻ thua.

Để làm bạn với những người chiến thắng, bạn phải triệt tiêu những lời than thở ra khỏi cuộc đời mình.

Khi trở thành người có khả năng thắp sáng căn phòng, thì lúc đó bạn đã trở thành người lãnh đạo thực thụ, tức không lãnh đạo bằng vũ lực và bằng quyền lực mà bằng sự thuyết phục.

6. Người thắng nghe nhiều hơn nói – Kẻ thua nói nhiều hơn nghe

Kỹ năng giao tiếp tuyệt vời nhất là lắng nghe. Lắng nghe để phản hồi, để hiểu hơn, học được nhiều hơn, giao tiếp tốt hơn và câu chuyện sẽ đạt kết quả sâu sắc hơn.

– Người chiến thắng học cách lắng nghe và rèn luyện thành thạo kỹ năng này.

Kẻ thua thì nói không ngừng, họ không để ý xem đã cắt lời người khác bao nhiêu lần, thậm chí, họ thường độc thoại chứ không phải đối thoại.

– Người thắng lắng nghe để cảm thông.

Kẻ thua lắng nghe để phán xét.

Nói ít, lắng nghe nhiều, những kinh nghiệm mới sẽ nảy sinh từ đó, bạn sẽ nghe được cảm xúc của con tim mình và sẽ tăng thêm sự bình yên, giảm bớt căng thẳng.

5. Kẻ thắng ưa hành trình – Người thua thích đến đích

– Cuộc sống là những cuộc hành trình nối tiếp nhau. Người thắng tận hưởng niềm hạnh phúc khi đến đích trong những chặng đường đó. Họ vui sống cho hiện tại và tiếp tục tiến bước, chính nhờ những niềm vui đó họ vượt qua sự thối chí, nản lòng.

Người thua không có năng lượng góp nhặt từ những niềm vui tuôn chảy trên suốt hành trình dài của mình. Họ cứ chăm chắm vào đích đến của tương lai, nên niềm tin hiện tại của họ yếu ớt, đó là thủ phạm của sự dễ dàng nản lòng và bỏ cuộc.

– Cuộc sống vừa tươi đẹp mà cũng vừa khó khăn, người chiến thắng chấp nhận và đương đầu với sự thật đó. Họ cố gắng học hỏi và phát triển chính mình, họ tiếp tục gieo lòng biết ơn và luôn tập trung vào điều tốt đẹp. Chính những khó khăn đã giúp họ mạnh mẽ hơn.

Người thua thường than phiền về cuộc sống khó khăn thay vì biết ơn, họ đưa ra những bao biện và kháng cự lại thay vì phát triển. Họ tập trung vào những điều tồi tệ thay vì tìm kiếm những điều tươi đẹp nên cuộc sống lại càng khó khăn hơn nữa.

4. Người thắng xây dựng tình bạn – Kẻ thua phá hoại tình bạn

Bạn bè quý hơn cả tiền bạc. Người chiến thắng có khả năng xây dựng những tình bạn sâu đậm. Họ tôn trọng những nhận thức và quan điểm riêng của bạn mình. Họ biết rõ sự chân thành, khiêm tốn, vị tha là bí mật của tình bạn.

Kẻ thua thường cho rằng cái nhìn của họ là duy nhất, họ khăng khăng cho mình đúng. Họ không sẵn lòng cân nhắc một góc nhìn khác vì sự kiêu ngạo. Cái tôi bắt nguồn tự sự kiêu ngạo sẽ hủy hoại tình bạn của họ.

– Người chiến thắng hiểu rằng tình bạn chính là sự phụ thuộc lẫn nhau, là nơi phép màu xuất hiện, cho phép điều tuyệt vời diễn ra. Họ quan tâm và hòa nhập với những người bạn của mình, họ muốn cái tốt nhất cho tất cả.

Kẻ thua không biết đến sự phụ thuộc kỳ diệu này, họ chỉ muốn những thứ tốt nhất cho bản thân mình, họ luôn tranh cãi về những vấn đề nhỏ nhặt nên họ thường cô độc và chỉ sống riêng cho mình.

3. Người thắng nghĩ lớn – Kẻ thua nông cạn

– Người thắng hình thành thói quen nghĩ lớn. Nghĩ lớn chính là trái ngọt của niềm tin, giúp họ theo đuổi những ước mơ sâu thẳm của mình và tạo ra sự hứng khởi và niềm vui.

Kẻ thua có những suy nghĩ nông cạn vì những nỗi sợ hãi và căng thẳng. Họ nghĩ rằng những điều không tốt sẽ xảy ra, họ sống trong nỗi lo sợ và phớt lờ những giấc mơ đã có.

– Người chiến thắng sẽ tự hỏi “Tôi có thể làm như thế nào?”, và họ học cách làm. Họ tự tin và theo đuổi những mục tiêu của mình bằng đam mê.

Kẻ thua thì tự hỏi “Tôi có thể làm không?”. Vì có nỗi sợ hãi thường trực nên họ không thể. Họ chọn cách rút lui về cuộc sống bé nhỏ của mình.

– Người chiến thắng luôn kiểm soát được suy nghĩ của bản thân, họ học cách đặt ra những câu hỏi lớn hơn, không ngừng ngại mở rộng những niềm tin xưa cũ và lựa chọn những niềm tin mới cho mình.

Kẻ thua tiếp tục suy nghĩ nông cạn vì họ giữ nguyên những niềm tin cũ một cách cứng nhắc.

2. Người thắng suy nghĩ tập trung – Kẻ thua suy nghĩ tản mát

Có hai lý do dẫn đến cảm giác căng thẳng, quá sức: sự phàn nàn và lối suy nghĩ tản mát.

– Người chiến thắng học được cách tập trung vào những mục tiêu ưu tiên, tâm trí họ trở nên vững vàng, đem lại sức mạnh, khơi nguồn sự sáng tạo.

Kẻ thua hay phàn nàn, suy nghĩ tản mát, tâm trí sẽ yếu ớt, hoạt động uể oải dần.

– Người chiến thắng đơn giản hóa cuộc sống bằng cách chia nhỏ từng hạng mục. Không ai có thể làm tất cả mọi thứ, nhưng chúng ta có thể làm những gì cần phải làm. Tập trung sự chú ý ở hiện tại. Sự tập trung quyết định cảm giác, cảm giác quyết định hành động và hành động tạo ra kết quả.

Kẻ thua phức tạp hóa cuộc sống bằng cách suy nghĩ về tất cả mọi thứ. Họ phung phí tâm trí mình vào tiếc nuối quá khứ, sợ hãi tương lai, họ sẽ rơi vào trạng thái thụ động.

1. Người thắng suy nghĩ tích cực – Kẻ thua sống tiêu cực

– Người chiến thắng học được cách tìm và tìm thấy những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Kẻ thua tìm và chỉ tìm thấy những khía cạnh tiêu cực mà thôi.

– Người chiến thắng tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn và họ nỗ lực tìm kiếm nó.

Người thua thấy khó khăn trong mọi cơ hội vì đó là thứ họ đang tìm kiếm.

– Người chiến thắng luôn có những góc nhìn khác nhau cho cùng một sự kiện hay hoàn cảnh và có thể kiểm soát, chủ động thay đổi những góc nhìn họ muốn, có nghĩa là, họ có thể học cách bay và nhìn từ trên xuống.

Người thua cố chấp, chỉ giữ lấy một góc nhìn của bản thân. Họ cam chịu nằm dưới hoàn cảnh và bị hoàn cảnh chèn ép.

– Người thắng kiên định với những giá trị cao đẹp nhưng bỏ qua những điều nhỏ nhặt.

Kẻ thua cứng rắn với những điều kiện nhỏ nhặt nhưng bỏ qua những giá trị cao đẹp.

TRẦN PHÚ AN/nhuongquyenvietnam.com
Trung Tâm Tiếng Anh uy tín NewSky, chúc tất cả các bạn thành công

Một 9X đã giành học bổng hơn 5,5 tỉ đồng từ ĐH danh tiếng Mỹ

Ở tuổi 19, Mạnh Đức với thành tích học tập ấn tượng của mình vừa chinh phục Tufts – một trong những trường ĐH thuộc top đầu Mỹ với học bổng 4 năm trị giá 245.000 USD. Ngoài ra, Đức còn đạt 3 học bổng toàn phần khác tại đất nước Singapore.

Chàng trai của những huy chương khối Tự nhiên

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, Mạnh Đức là học sinh trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam trước khi giành học bổng sang Singapore theo đuổi bằng tú tài quốc tế. Kết thúc thời gian du học cấp 3 tại đất nước này, Đức ghi vào bảng thành tích của mình rất nhiều huy chương danh giá tại các cuộc thi tri thức khoa học.

Mạnh Đức (phải) giành học bổng hơn 5,5 tỉ đồng từ ĐH danh tiếng Mỹ và 3 học bổng toàn phần Singapore.
Mạnh Đức (phải) giành học bổng hơn 5,5 tỉ đồng từ ĐH danh tiếng Mỹ và 3 học bổng toàn phần Singapore.

Mạnh về khối tự nhiên, anh chàng từng giành Huy chương vàng Toán Singapore (2012), Huy chương vàng Hoá Singapore (2013), Huy chương bạc Vật lý Singapore (2012) và Huy chương đồng Y Sinh học Singapore (2012 và 2014).

Chàng trai này từng “ẵm” Giải nhất cuộc thi ý tưởng cộng đồng YASLC tại Singapore năm 2013, Giải nhì cuộc thi dự án khoa học “Singapore International Water Prize” và Giải thưởng “Baden-Powell” cho hướng đạo sinh Singapore 2013.

Năm 2014, Đức tốt nghiệp cấp 3 tại trường Anglo Chinese, Singapore và nhận bằng quốc tế với số điểm cao (43/45). Điểm số ở các kì thi chuẩn hóa chuẩn bị du học của chàng trai Hà thành cực ấn tượng. SAT I đạt 2330, SAT II đạt điểm tuyệt đối 800/800 cho cả 3 môn Toán, Lý, Hóa.

Mới đây đây, Mạnh Đức nhận cùng lúc 4 học bổng toàn phần giá trị (khóa 2015 – 2019) từ các trường ĐH Mỹ và Singapore, bao gồm: học bổng toàn phần Tufts University, Mỹ; học bổng toàn phần Yale-NUS college, Singapore; học bổng toàn phần NUS Pharmacy, Singapore; học bổng toàn phần SMU Information System, Singapore.

 Chàng trai của vô số huy chương vàng ở các môn học tự nhiên.

Chàng trai của vô số huy chương vàng ở các môn học tự nhiên.

Không hẳn có ý định du học Mỹ ngay từ đầu vì có nhiều cơ hội đại học và học bổng ở Singapore cho học sinh quốc tế. Tuy nhiên, đến năm lớp 11 – 12, Mạnh Đức nhận ra bản thân chưa biết chắc chắn mình sẽ muốn học ngành gì sau này.

Đó là lí do anh chàng nộp đơn xin học bổng tại ĐH Tufts, Mỹ.

“Đại học ở Singapore bắt học sinh phải quyết định ngành trước khi nhập học còn đại học ở Mỹ thì cho 1-2 năm đầu để học sinh khám phá rồi mới quyết định. Từ điều này thì em thấy hứng thú với việc học đại học ở bên Mỹ và bắt đầu bước vào quá trình chuẩn bị nộp đại học.

Em bắt đầu quá trình này bằng việc suy nghĩ về điểm mạnh điểm yếu của bản thân; sau đó tạo ra một hình ảnh mà mình muốn thể hiện trong hồ sơ nộp đại học”, Mạnh Đức chia sẻ.

Xây dựng hình ảnh cá nhân toàn diện

Đó là bí quyết để chinh phục học bổng danh tiếng đất Mỹ của anh chàng Mạnh Đức. Anh chàng cho hay, tính cách mỗi người sẽ bộc lộ nhiều mặt khác nhau. Đối với mỗi học sinh thì các cuộc thi, các hoạt động cộng đồng và bài luận sẽ góp phần thể hiện tính cách và khả năng của ứng viên trước hội đồng tuyển sinh.

Học giỏi các môn tự nhiên, đặc biệt là Toán, Đức tham gia điều hành và tổ chức các cuộc thi trong CLB Toán và CLB Khoa học với trị Phó chủ tịch và ban tổ chức.

Ngoài ra, Đức cũng là thành viên của nhóm hướng đạo sinh trong trường tại Singapore. Đây là một CLB cho các bạn mong muốn tham gia các hoạt động ngoài trời như leo núi, dã ngoại, cắm trại…

“Trong nhóm hướng đạo sinh, em tham gia vào việc tổ chức và điều hành những buổi cắm trại của cả nhóm. Đồng thời, thành viên của nhóm hướng đạo sinh của trường cũng có những cơ hội tham gia những trại hè, leo núi hay đi dã bộ ở Singapore và Malaysia.

Tâm đắc nhất có lẽ là một trại hè đầu năm 2013 em được tham gia làm BTC cho nhóm hướng đạo sinh cho hướng đạo sinh các lớp tiểu học. Tổ chức trại hè này mất nhiều thời gian nhưng mà qua quá trình đó em cũng học được nhiều về tổ chức hoạt động. Đồng thời, em cũng có cơ hội được gặp và làm quen với rất nhiều hướng đạo sinh từ các trường khác và các em nhỏ tiểu học”, Đức nhớ lại.

Đức chia sẻ kinh nghiệm học tập trong một chương trình cộng đồng.
Đức chia sẻ kinh nghiệm học tập trong một chương trình cộng đồng.

Nói về suất học bổng giá trị tới Mỹ, Đức khiêm tốn cho đó là sự may mắn  nhưng anh chàng cũng khẳng định tầm quan trọng của việc bộc lộ bản thân toàn diện.

“Có rất nhiều bạn bè hay anh chị ở bên Singapore có thành tích hay bảng điểm đáng nể hơn rất nhiều nhưng lại không được may mắn như vậy. Có lẽ là do bài luận mà em viết thể hiện được bản thân mình một cách tự nhiên và chân thật”, Đức nói,

Bài luận của Mạnh Đức là câu chuyện về trải nghiệm một lần anh chàng tham gia một buổi vượt dã 4 ngày 3 đêm “Qua 4 ngày mệt mỏi đó, em học được rất nhiều về chính bản thân mình và cũng nhận được những trải nghiệm mà có thể truyển tải được những cảm xúc chân thật nhất trong chuyến đi đó”.

Tới ĐH Tufts, Đức dự định sắp tới sẽ theo học Toán và Kinh tế. Anh chàng vẫn đang tìm tòi, khám phá những nghề nghiệp khác nhau. Và tạm thời, Mạnh Đức chỉ mong muốn tham gia tích cực vào CLB của trường đại học mà nơi đó bản thân cậu được học hỏi nhiều điều và có những trải nghiệm đáng nhớ.

Lệ  Thu

(Ảnh NVCC)

Ngoại ngữ NEWSKY tổng hợp

9X Sài thành đầu tiên đạt điểm IELTS tuyệt đối

9X Sài thành đầu tiên đạt điểm IELTS tuyệt đối

Nguyễn Hàng Phương Dung (khoa Anh, ĐH Sư phạm TP HCM) vừa đạt điểm tuyệt đối 9.0/9.0, kỳ thi IELTS quốc tế và trở thành người đầu tiên của miền Nam đạt điểm IELTS tuyệt đối.

Nguyễn Hàng Phương Dung (sinh năm 1993, năm thứ tư, khoa Anh, Đại học Sư phạm TP HCM) vừa đạt điểm tuyệt đối 9.0/9.0, kỳ thi IELTS quốc tế của British Council và trở thành người đầu tiên của miền Nam đạt điểm IELTS tuyệt đối.

Phương Dung là thí sinh thứ ba trong nước đạt điểm số tuyệt đối của kỳ thi này. Trước đó, năm 2013, một cô giáo của ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội) và năm 2014, một học sinh từ trường Quốc tế Singapore Hà Nội cũng đạt điểm 9.0.

Bảng thành tích “khủng”

Năm lên 8 tuổi, Phương Dung đã được ba mẹ cho học tiếng Anh. “Mình học mọi lúc mọi nơi, như xem các kênh truyền hình tiếng Anh, nghe nhạc, đọc truyện tranh, tiểu thuyết bằng tiếng Anh, nói chuyện với chính mình cũng bằng tiếng Anh…”, Dung kể.

Phương Dung (trái) làm trợ giảng khi còn là sinh viên năm thứ nhất.
Phương Dung (trái) làm trợ giảng khi còn là sinh viên năm thứ nhất.

Nguyễn Quỳnh Anh (sinh năm 1996, quê Thanh Hóa) đang là sinh viên năm nhất khoa Kinh tế đối ngoại, ĐH Ngoại thương HN. Thế nhưng, mùa thu năm nay, cô sẽ sang Mỹ du học.

Học tiếng Anh đòi hỏi đam mê, kiên trì trong một quá trình dài mới thu được kết quả mong muốn. Dung bắt đầu bảng thành tích đáng nể từ năm lớp 9: giải nhất cuộc thi học sinh giỏi tiếng Anh cấp thành phố, giải nhất cuộc thi Hùng biện tiếng Anh của Nhà văn hóa Thanh niên TP HCM, giải nhất cuộc thi Hùng biện tiếng Anh toàn miền Nam, Thủ khoa kỳ thi Olympic Quốc gia 30/4 về tiếng Anh trong 2 năm liên tiếp (lớp 10 và lớp 11).

Cũng trong năm học lớp 10 (năm 2009), Dung đạt 114/120 điểm kỳ thi TOEFL iBT, được ETS (Viện Kiểm định Giáo dục Hoa Kỳ) xác nhận là thí sinh nhỏ tuổi nhất Việt Nam đạt số điểm cao nhất, cho đến thời điểm đó. Năm lớp 12, Dung đạt giải nhì cuộc thi Học sinh giỏi toàn quốc môn tiếng Anh. Hè năm nay, Dung tốt nghiệp ĐH Sư Phạm TP HCM loại giỏi, với điểm trung bình 3.5/4.0 (tương đương 8,75 ở thang điểm 10).

Cơ hội do mình tạo ra

Phương Dung tâm sự, từ nhỏ, cô đã học được tính tự lập trong học tập. Có lần, đọc được bài phát biểu của Tổng thống Hoa Kỳ Kennedy khi gặp gỡ sinh viên Đại học Rice (Texas) năm 1962, cô  rất ấn tượng câu nói của Tổng thống: “We choose to go to the moon. We choose to go to the moon in this decade and do the other things, not because they are easy, but because they are hard” (Chúng ta chọn lên Mặt Trăng. Chúng ta chọn lên Mặt Trăng trong thập niên này và làm nhiều việc khác, không phải vì những việc này dễ dàng, mà vì chúng khó”.

Cô luôn nhớ đến câu nói này, mỗi khi đối diện một việc khó giải quyết.

Học năm thứ nhất khoa Anh ở Đại học Sư phạm TP HCM, Dung quyết định thực hiện một việc khó: đăng ký thi tuyển làm trợ giảng cho VUS (Trung tâm Anh văn Hội Việt Mỹ). Dung trải qua các khâu tuyển chọn gắt gao của trung tâm và được nhận vào làm trợ giảng. Đến nay, cô đã có 4 năm trợ giảng và được nhận làm giáo viên chính thức, ngay khi vừa tốt nghiệp.

Phương Dung yêu nghề giáo vì với nghề này, mỗi ngày đều là một niềm vui. Vui vì học được một điều mới, gặp được một học sinh mới, những điều tưởng chừng rất nhỏ lại tác động rất lớn dù đôi khi bản thân không nhận ra. Sau khi đi dạy, Dung nhận ra, học sinh luôn yêu thích những giáo viên tạo được không khí vui, hài hước. Một giáo viên giỏi là phải biết tạo sự yêu thích việc học cho người học.

Năm 2009, học lớp 10, Dung có cơ hội du học tại Singapore. Nhưng Dung phải từ chối vì ba mẹ chưa muốn cho con gái đi xa khi tuổi còn nhỏ. Dung không cảm thấy tiếc nuối vì cô bạn tin rằng, cơ hội là do mình tự tạo ra, ở môi trường nào thì cũng có cơ hội cho mình phát triển.

Giảng dạy tại VUS để tích lũy kinh nghiệm, cô bạn xác định đây là bước đệm cần thiết để xác định hướng đi và chọn cho mình một ngành học liên quan đến giáo dục để du học trong vài năm tới. “Học những cái mới từ thế giới rộng lớn ngoài kia, mang về truyền đạt lại cho học sinh mình là mơ ước, là tâm nguyện của mình”, Dung tâm sự.

Theo Xuân Huy/Báo Sinh viên Việt Nam

Nguồn: news.zing.vn